Vị trí Lâu_Lan

Lòng chảo Tarim vào thế kỷ 3, chỉ ra hai điểm của đô thị Lâu Lan, vương quốc Thiện Thiện, và các tiểu quốc có liên quan.

Nằm trên con đường tơ lụa, cửa ngõ giao thông Đông Tây cổ, mậu dịch tơ lụa đã mang lại phồn vinh một thời cho ốc đảo Lâu Lan nằm bên hồ La Bố cổ đại. Vương quốc Lâu Lan cổ cách đây hơn 2100 năm là một trạm mậu dịch trung chuyển trên con đường tơ lụa nối Trung Quốc, Ba Tư, Ấn Độ, Syria, Đế quốc La mã. Đồng thời nó cũng là một trong những đô thị lớn phồn hoa nhất, mở cửa sớm nhất trên thế giới.[3]

Căn cứ vào ghi chép sách sử, Lâu Lan là một thành bang lớn. Trong thành người dân sống đông đúc, ngoài thành đồng ruộng rất rộng rãi. Trong 36 nước ở Tây Vực ở Tân Cương thì kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Ở thời kỳ Lưỡng Hán, quan hệ giữa Lâu Lan và vùng nội địa luôn rất mật thiết, nhưng đến sau thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều. Lâu Lan dần dần cắt đứt quan hệ với nội địa, rồi lặng lẽ biến mất trong lịch sử Trung Quốc. Đến đời Đường, tuy con đường tơ lụa vẫn thông suốt, nhưng mọi người không biết Lâu Lan ở đâu.[3]